Những lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với những nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền, đặc biệt là với Trung Quốc, ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn và quan trọng bậc nhất của nước ta.
Với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, thương mại biên giới giữa hai nước càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đất nước đang phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, hậu đại dịch COVID-19. Vậy những lợi ích khi tiếp giáp Trung Quốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này với Finlogistics nhé!
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Vị trí địa lý tiềm năng
Việt Nam có đường biên giới phía bắc giáp ranh với Trung Quốc, với tổng chiều dài lên đến 1.449,566 km. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của nước ta tại 07 tỉnh miền núi biên giới phía bắc (nơi có 07 cửa khẩu quốc tế, 06 cửa khẩu song phương và 21 cửa khẩu phụ) ngày càng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà Việt Nam cần tận dụng để làm bàn đạp phát triển.
Về ưu thế vị trí địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài, lại hình thành nhiều cảng nước sâu, giúp cho nước ta trở thành một trong những điểm phân phối quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam còn có lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc – gã khổng lồ châu Á.
Điều này giúp cho việc xuất nhập khẩu và vận chuyển nguyên vật liệu, từ thị trường hàng hóa lớn nhất thế giới này cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng là một nước rất quan trọng, nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vạch ra trong những năm gần đây.
Phía Bắc của Việt Nam, nơi tiếp giáp Trung Quốc trực tiếp về phần lãnh thổ, là những tỉnh vùng núi biên giới Việt – Trung, thứ tự tây sang đông bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Vùng tiếp ranh này có lợi thế tiềm năng hơn cả Mông Cổ, Liên bang Nga và những nước Châu Âu khác.
Và biên giới hai nước sẽ trở nên đặc biệt có ý nghĩa hơn, khi hệ thống đường sắt, đường bộ xuyên châu Á được nâng cấp đồng bộ. Trong đó, cơ chế vận hành thương mại tự do đều do Trung Quốc và các nước ASEAN thiết lập và sử dụng.
>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa đến từ Trung Quốc mới nhất
Theo Vụ Thị trường châu Á, của Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tương tự, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, là đối tác nhập khẩu lớn nhất và cũng là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai (chỉ sau Malaysia), trong khối các nước ASEAN với Trung Quốc.
Mặt khác, không chỉ là “bạn hàng” lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, mà Việt Nam còn trở thành thị trường bên ngoài hoàn hảo cho những hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Lý do có thể hiểu như: sự tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa tiêu dùng cũng như chi phí vận chuyển khá thấp khi tiếp giáp Trung Quốc,… Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác chưa chắc đã có được.
Chính sách thí điểm cửa khẩu kinh tế lần đầu tiên được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) kể từ năm 1996. Cho đến nay, càng khẳng định việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu chính là một trong nhiều chủ trương đúng đắn và cần thiết.
Với mục đích tăng cường hoạt động thương mại, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế theo phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta cùng với Trung Quốc.
Trong thời gian tới, các cấp các ngành, địa phương hai bên sẽ mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi, với trọng tâm chính là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế – thương mại. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cũng được đầu tư và củng cố, kết hợp với hoạt động du lịch và giáo dục.
Theo đó, các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây sẽ phối hợp duy trì ổn định và nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại những cửa khẩu biên giới giữa hai nước. Việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ giúp tăng sản lượng nhập khẩu cho hàng hóa nông – thủy sản chất lượng cao của phía Việt Nam.
Hơn nữa, hai nước còn đẩy mạnh kết nối giao thông cả về đường bộ, đường sắt và đường biển, để phù hợp quy mô hợp tác kinh tế – thương mại quốc gia; nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa với việc thí điểm chính là mô hình “Cửa khẩu thông minh”.
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Hòa nhập và liên kết kinh tế
Đầu tư kinh tế
Từ năm 2017 đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc quan tâm và chú ý tới việc đầu tư vốn vào những quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam.
Trung Quốc luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư vốn FDI lớn nhất của Việt Nam, với số vốn đạt kỷ lục vào năm 2019 là gần 2,4 tỉ USD, đứng thứ ba trong danh sách. Điều này cho thấy rằng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc đang ngày càng được thể hiện rõ nét.
Số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy rằng, trong khoảng 11 tháng năm 2022, Trung Quốc đại lục đã đầu tư khoảng 1,29 tỷ USD vào Việt Nam, theo hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Con số này xếp thứ tư trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào nước ta.
Nếu tính cả đặc khu Hành chính Hồng Kông, thì tổng nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt trên mức 2,2 tỷ USD, chiếm tới 19,2% tổng số vốn đầu tư.
Theo những đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thì so với số liệu đã thống kê, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thực tế còn lớn hơn nhiều lần.
Bởi lẽ, với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc còn có thể tham gia góp vốn, liên doanh liên kết (bằng tiền mặt hoặc công nghệ máy móc,…) vào mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên mọi lĩnh vực.
Doanh nghiệp Trung Quốc còn có mặt tại hầu hết các tỉnh thành, nhưng vẫn chủ yếu tập trung tại một số địa phương chính như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và những khu vực xung quanh.
Đây là những nơi có ưu thế lớn về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa, cũng như đi lại giữa hai nước. Hơn nữa, lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng góp phần trong việc thu hút lao động, nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư mang đậm tính đặc sắc của các địa phương.
Hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đang cùng có chủ trương, thúc đẩy những khu vực gần biên giới giữa hai nước. Các chủ trương như: Đại khai phá miền Tây; chính sách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc;… bắt đầu từ khu vực ven biển phía Đông và biên giới với những nước láng giềng.
Khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc – ASEAN và các chiến lược xây dựng “Con đường lớn“, “Một vành đai và hai hành lang“… của Trung Quốc đều tập trung hướng vào việc khơi thông những tuyến hành lang kinh tế, nối với các khu vực tiếp giáp Trung Quốc trên thế giới.
>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất
Cùng với những chiến lược này, chính phủ Việt Nam cũng dùng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, để đưa ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển khu vực miền Bắc Việt Nam. Thông qua đó, việc thiết lập những mối liên kết, đặc biệt về hệ thống hạ tầng giao thông được chú trọng.
Mục đích kết nối các trục giao thương huyết mạch, bắt đầu từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông qua tới miền Bắc Việt Nam và ra đến cửa biển. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung tạo cơ hội và động lực phát triển đặc biệt cho những tỉnh tiếp giáp Trung Quốc, ví dụ như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Vùng biên giới Việt – Trung có mối liên hệ đặc biệt trực tiếp với những tỉnh trung du miền núi, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Khu vực này sẽ thông qua hệ thống hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị, để phân bố theo hướng nan quạt vào Thủ đô Hà Nội, kết hợp những tuyến vành đai biên giới khác.
Hệ thống giao thông huyết mạch này đã kết nối những trung tâm kinh tế – đô thị khác với nhau, để tạo nên một vùng phát triển năng động tại phía Bắc Việt Nam. Đây cũng là lợi thế hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông muốn hướng ra vùng vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Điều này đang theo xu thế, khi mà các nước trên thế giới đều đang muốn tìm cơ hội hướng ra biển. Do đó, Việt Nam nhận được lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc khi cũng là một quốc gia có vùng biển rộng lớn.
Hoạt động kinh tế thương mại, xuất – nhập khẩu tại những cửa khẩu giữa hai nước đang ngày càng sôi động và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng là cơ sở tiềm năng để hình thành nên những khu vực hạt nhân.
Mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại, trên toàn bộ tuyến đường hành lang biên giới, cũng như khu vực phía Bắc Việt Nam và các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Định hướng phát triển
Một số định hướng, xu thế phát triển trong tương lai được Nhà nước Việt Nam đặt ra, nhằm tận dụng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho đất nước, do đó cần những bước đi chắc chắn và đúng đắn.
- Xây dựng và hoàn chỉnh những tuyến đô thị xương sống, dựa trên nền hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị dạng nan quạt và vành đai. Nhằm tạo ra “thế và lực” trong xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và liên kết các điểm đô thị với những trung tâm cụm xã và trung tâm xã với nhau;
- Hoàn thiện những tuyến hành lang đô thị, điểm dân cư nông thôn, chạy dọc vành đai biên giới từ phía Đông sang phía Tây.
- Hình thành hệ thống đô thị trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc; những nhóm đô thị và các đô thị trọng tâm chính là động lực chính, với chức năng tổng hợp và tạo động lực cho toàn vùng đi lên và phát triển.
Những hành lang đô thị tiếp giáp Trung Quốc cơ bản:
- Hành lang đô thị ven biển dựa theo tiềm năng phát triển kinh tế biển, kết hợp cùng với khả năng hội nhập vòng cung kinh tế biển Đông xuyên châu Á.
- Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ, thương mại và du lịch dựa theo hành lang kinh tế tổng hợp xuyên Á bao gồm: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Hạ Long.
- Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ thương mại và du lịch dựa theo hành lang kỹ thuật Quốc lộ 1 xuyên Á, bao gồm: Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh Trung Quốc.
- Hành lang đô thị kinh tế cửa khẩu dựa theo hệ thống Quốc lộ 4, nối cửa khẩu 3 nước ở phía Tây với biển Đông, tại Móng Cái và Tiên Yên.
- Hành lang đô thị vừa và nhỏ gắn liền với phát triển nông – lâm nghiệp và chế biến, dựa theo Quốc lộ 279.
- Hành lang đô thị dựa theo Quốc lộ 37 – Vành đai 3.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quy đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam đồng
Các nhóm đô thị tạo động lực tiếp giáp Trung Quốc :
- Nhóm đô thị thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó bao gồm: Thủ đô Hà Nội với những trung tâm tỉnh lỵ khác như: Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình.
- Nhóm đô thị biên giới phía Đông Bắc, bao gồm: Móng Cái – Hòn Miếu – Tiên Yên, Lạng Sơn và Cao Bằng.
- Nhóm đô thị biên giới Tây Bắc, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu.
- Nhóm đô thị phía Tây Bắc, bao gồm: Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
- Nhóm đô thị ven biển Đông, bao gồm: Hải Phòng – Hạ Long – Tiên Yên – Hòn Miếu – Móng Cái.
Liên kết và hỗ trợ chính là xu hướng thúc đẩy sự phát triển mà tất cả các châu lục đều đang hướng đến. Kết quả dễ nhận thấy nhất của quá trình đó là sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội và sự thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc và trên hết chính là sự phát triển bền vững.
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ là động lực lớn giúp Việt Nam đạt được nhiều thuận lợi. Hai nước Việt Nam -Trung Quốc đã, đang và sẽ giữ gìn những mối liên kết và hỗ trợ để tạo điều kiện và cơ hội cùng hướng tới mục tiêu tương lai là phát triển toàn diện, bền vững.
Tự hào là đơn vị Logistics có kinh nghiệm nhiều năm và dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Finlogistics sẽ đem tới cho quý khách hàng nhiều lợi ích và giá trị. Chúng tôi cam kết luôn thực hiện vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục thông quan Hải Quan an toàn, nhanh chóng và với chi phí tối ưu nhất!!!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn